PV GAS

Vui lòng chờ trong giây lát

en-USvi-VN

Close
PV GAS CUNG CẤP GẦN 70 NGHÌN TẤN LNG CHO EVN, GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH CUNG CẤP ĐIỆN CAO...
PV GAS CUNG CẤP GẦN 70 NGHÌN TẤN LNG CHO EVN, GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH CUNG CẤP ĐIỆN CAO...

PV GAS CUNG CẤP GẦN 70 NGHÌN TẤN...

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 14/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo...

PV GAS CUNG CẤP GẦN 70 NGHÌN TẤN LNG CHO EVN, GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH CUNG CẤP ĐIỆN CAO...

Tin hoạt động

PV GAS CUNG CẤP GẦN 70 NGHÌN TẤN LNG CHO EVN, GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH CUNG CẤP ĐIỆN CAO...

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 14/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời...
PV GAS khánh thành Kho LNG đầu tiên tại Việt Nam
PV GAS khánh thành Kho LNG đầu tiên tại Việt Nam

PV GAS khánh thành Kho LNG đầu tiên...

Chiều ngày 29/10/2023, tại Khu công nghiệp Cái Mép, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,...

PV GAS khánh thành Kho LNG đầu tiên tại Việt Nam

Tin hoạt động

PV GAS khánh thành Kho LNG đầu tiên tại Việt Nam

Chiều ngày 29/10/2023, tại Khu công nghiệp Cái Mép, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tổ chức lễ Khánh...
PV GAS thông báo kế hoạch cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp
PV GAS thông báo kế hoạch cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp

PV GAS thông báo kế hoạch cung cấp...

PV GAS thông báo kế hoạch cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp

Tin hoạt động

PV GAS thông báo kế hoạch cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp

PV GAS khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh LNG
PV GAS khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh LNG

PV GAS khẳng định vị thế tiên phong...

Đầu tháng 5/2023, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định chứng nhận Tổng công ty Khí Việt...

PV GAS khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh LNG

Tin hoạt động

PV GAS khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh LNG

Đầu tháng 5/2023, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định chứng nhận Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đủ điều kiện là thương nhân xuất khẩu,...
PV GAS và QatarEnergy LNG ký hợp đồng mua bán chuyến LNG  đầu tiên cho năm 2024
PV GAS và QatarEnergy LNG ký hợp đồng mua bán chuyến LNG  đầu tiên cho năm 2024

PV GAS và QatarEnergy LNG ký hợp...

Vào ngày 11/3/2024, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã ký Hợp đồng nhập chuyến tàu LNG...

PV GAS và QatarEnergy LNG ký hợp đồng mua bán chuyến LNG đầu tiên cho năm 2024

Tin hoạt động

PV GAS và QatarEnergy LNG ký hợp đồng mua bán chuyến LNG đầu tiên cho năm 2024

Vào ngày 11/3/2024, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã ký Hợp đồng nhập chuyến tàu LNG đầu tiên của năm 2024 với nhà sản xuất QatarEnergy LNG....
Phân mục: Tin hoạt động

Sử dụng khí thiên nhiên LNG – Lời giải cho bài toán năng lượng và môi trường

Nhận thức rõ tầm quan trọng của sản xuất xanh, năng lượng xanh, trong bối cảnh phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường Việt Nam, PV GAS tiên phong nhập khẩu LNG – một dạng năng lượng xanh đã được biết đến trên Thế giới, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia cũng như thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước. 


Thế giới đang ở mức báo động khi lượng phát thải khí carbon tăng cao


Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với tình huống “hiệu ứng domino” về năng lượng nan giải: đà tăng dân số và kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu tiêu dùng năng lượng tăng cao, kéo theo sự bùng phát lượng phát thải khí carbon (CO2) vào khí quyển đạt đến mức báo động. Hậu quả của chuỗi domino này dẫn đến sự biến đổi khí hậu và những hệ lụy của hiện tượng thời tiết cực đoan (hạn hán/nắng nóng/lũ lụt/nước biển dâng) diễn ra với tần suất ngày càng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sự tồn vong của nhân loại. 

Hiện nay, dân số thế giới đã vượt ngưỡng 8 tỷ người, và sẽ tiếp tục tăng khoảng 140 người mỗi phút, với tỷ lệ sinh nhiều hơn tử ở hầu hết các quốc gia. Theo dự đoán của Liên Hiệp Quốc, dân số toàn cầu sẽ đạt  9 tỷ người vào năm 2037. 

Hình ảnh về đường truyền dẫn lng từ cảng nhập về kho chứa tại Thị Vải

Điều này dẫn đến mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu tăng cao. Dự báo tiêu thụ năng lượng toàn cầu sẽ tăng 1,3% trong năm 2023, hơn ước tính tăng 0,9% của năm 2022. Tại Đông Nam Á, nơi có GDP chiếm khoảng 3.25% GDP toàn cầu, nhu cầu năng lượng đã tăng trung bình khoảng 3%/năm trong hai thập kỷ qua và xu hướng này sẽ tiếp tục đến năm 2030 (theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế). 
 
Để phục vụ nhu cầu năng lượng của con người, một lượng carbon cực lớn đã được thải ra khi những nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá được đốt cháy để cung cấp năng lượng cho ô tô, hộ gia đình và nhà máy. Thế giới đang ở mức báo động khi lượng phát thải khí carbon làm nóng hành tinh đã lên tới 36,8 tỷ tấn vào năm 2022. 

Tăng cường sử dụng khí thiên nhiên 

Theo Reuters, để đạt được mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và ngăn chặn biến đổi khí hậu quá mức, các nhà khoa học khẳng định phải khẩn cấp cắt giảm sâu lượng khí thải trong thời gian tới. 

Giải pháp cho vấn đề này chính là tăng cường sử dụng khí thiên nhiên và phát triển năng lượng tái tạo. Ở thời điểm hiện tại, việc sản xuất điện từ các nguồn tái tạo vẫn chưa thực sự là giải pháp tối ưu và bền vững vì tính khả dụng (kinh tế/kỹ thuật) còn chưa cao. Năng lượng mặt trời không thể phát điện vào ban đêm, năng lượng gió phụ thuộc vào tốc độ của gió trong khi công nghệ pin lưu trữ chưa đáp ứng. Hơn nữa, hầu hết các dự án năng lượng tái tạo thường chiếm diện tích đáng kể (điện mặt trời chiếm khoảng 1,2ha/1 MWp, điện gió chiếm 0,35 ha/1 MW) và khả năng phát điện cũng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu tại địa điểm dự án. Thêm vào đó, các vấn đề về biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến năng suất phát điện, ví dụ như hệ thống thủy điện ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, ở trạng thái “tê liệt” khi không có đủ dòng nước tại những hồ chứa.

Kho chứa LNG Thị Vải của PV GAS đã sẵn sàng đưa vào vận hành

Do đó, khí tự nhiên chính là một mảnh ghép quan trọng để thay thế và cắt giảm lượng phát thải carbon. So với than đá, khí đốt chỉ tạo ra 1/2 lượng CO2 và 1/10 chất gây ô nhiễm không khí khác (Nox, Sox, bụi ...). Các nhà máy đốt khí rẻ hơn các nhà máy sử dụng than làm nhiên liệu, quá trình xây dựng nhanh hơn và linh hoạt hơn – dễ dàng khởi động hoặc dừng hoạt động. 
Mỹ chính là một minh chứng điển hình của việc sử dụng khí đốt cho sản xuất điện. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), vào năm 2022, sản lượng điện ở Mỹ đến từ những nhà máy điện khí đốt đạt 40%, than đá là 20%; phần còn lại đến từ năng lượng tái tạo (21,5%) và hạt nhân (18%). 

Nhiều quốc gia khác cũng đã tăng tốc chuyển đổi sang khí đốt như: Trung Quốc với khí đốt chiếm 10% trong tổng mức tiêu thụ năng lượng, Nhật Bản với 21,3% và Hàn Quốc với 18% tổng mức tiêu thụ năng lượng.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã khẳng định: “Không đánh đổi môi trường, an sinh xã hội lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần”. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cùng với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) của Bộ Công Thương, đã thể hiện sự quyết tâm của toàn Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong việc phát triển kinh tế đất nước song song với hiện thực hóa những cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về việc phấn đấu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net zero) vào năm 2050. Để thực hiện mục tiêu này, nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) chính là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 

Với vai trò là đơn vị chủ đạo của ngành công nghiệp khí Việt Nam, Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) - một công ty thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), hoàn toàn nhận thức được tính cấp thiết trong việc sử dụng LNG. Việc nhập khẩu LNG là hướng đi đúng đắn để bổ sung kịp thời lượng khí thiếu hụt mà nguồn khí nội địa đang suy giảm nên không đủ đáp ứng, hiện thực hóa quá trình chuyển dịch dài hạn từ các nhiên liệu cho phát điện khác (như than, dầu) sang khí tự nhiên, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước, đồng thời đảm bảo được “Cam kết Xanh” của Việt Nam với thế giới.

LNG dự kiến được PV GAS nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam từ tháng 7/2023, phục vụ cho các nhà máy điện khí và khách hàng công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

LNG nhập khẩu sẽ được phân phối đến các khách hàng theo 2 phương thức: qua đường ống (LNG được tái hóa khí và nén vào đường ống dẫn khí hiện hữu đến các khách hàng) hoặc cung cấp bằng xe bồnvận chuyển đến khách hàng xa hệ thống đường ống. 

Việc nhập khẩu, kinh doanh LNG trong năm 2023 sẽ là khởi đầu mới nhiều triển vọng cho PV GAS, xác lập vị trí quan trọng trong quá trình chuyển dịch sang điện khí LNG trong dài hạn với nhiều dự án kho cảng LNG đã và đang được triển khai; đánh dấu một bước phát triển mới của PV GAS, cũng như của ngành công nghiệp khí nước nhà.

«Tháng Mười Một 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
28293031123
45678910
11121314151617
18192021222324
2526272829301
2345678

Lưu trữ

© Bản quyền thuộc về TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM
Địa chỉ: Tầng 12, 12A, 14 và tầng 15, Tòa nhà PV GAS, số 673 đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM.
Điện thoại: +84.28. 3781 6777 Fax: +84.28. 3781 5666 Email: pvgas@pvgas.com.vn
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Phong – Tổng Giám đốc
Giấy phép xuất bản số 131 GP/BC do cục Báo Chí- Bộ VHTT cấp ngày 10/04/2007

Lên trên