Đà tăng bất ngờ chững lại
Phiên giao dịch sôi động cuối tuần trước đã lôi kéo được rất nhiều nhà đầu tư quay trở lại với chứng khoán. Tuy nhiên, tâm lý hoài nghi của nhà đầu tư nhỏ cùng áp lực cơ cấu lại danh mục của các tổ chức lớn lại là lực cản cho sự phục hồi của thị trường.
Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 4,82 điểm lên 426,89 điểm (tăng 1,14%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3.166.690 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 41,49 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 158 mã tăng, 71 mã đứng giá, 54 mã giảm giá và 20 mã không có giao dịch. Đáng chú ý, trong đó có 27 mã tăng trần và 21 mã giảm sàn.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/10, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 420,81 điểm, giảm 1,26 điểm (-0,30%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 33.794.680 đơn vị, giảm 6,82% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 483,014 tỷ đồng, giảm 6,60%.
Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 4.098.070 đơn vị, với tổng giá trị hơn 97,61 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 37.892.750 đơn vị (-8,40%) và tổng giá trị giao dịch đạt 580,622 tỷ đồng (-17,70%).
Trong tổng số 303 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 84 mã tăng, 135 mã giảm, 64 mã đứng giá. Trong đó, có 14 mã tăng trần, 29 mã giảm sàn và 20 mã không có giao dịch.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 1 mã tăng, 6 mã giảm, 3 mã đứng giá là BVH, EIB, VIC.
Mã OGC dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với gần 3,2 triệu đơn vị (chiếm 8,99% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 12.700 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 600 đồng (+4,96%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 31,51% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng 31/10.
Trong 5 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 1 mã tăng trần và 4 mã đứng giá. Cụ thể, PRUBF1 tăng 200 đồng lên 4.700 đồng (+4,44%). VFMVF1 đứng ở giá tham chiếu là 8.700 đồng, MAFPF1 là 3.300 đồng, VFMVFA là 4.600 đồng, VFMVF4 là 3.700 đồng/chứng chỉ quỹ.
Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 54 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.465.740 đơn vị, bằng 7,00% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Trong đó, OGC được họ mua vào nhiều nhất với 648.850 đơn vị, chiếm 20,49% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như SSI (404.280 đơn vị), DPM (238.000 đơn vị), SJS (223.400 đơn vị) và FPT (150.730 đơn vị).
Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là CLW (100%), VHC (100%), IMP (100%), TRC (89,29%) và SJS (79,48%).
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 70,21 điểm, tăng 0,27 điểm (+0,39%). Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá đạt 55.488.300 đơn vị (+13,51%), tổng giá trị đạt hơn 586,44 tỷ đồng (+21,19%).
Phiên này, sàn HNX có 21 cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng giao dịch là 4.337.800 đơn vị, trị giá 71,71 tỷ đồng. Trong đó, mã ACB được giao dịch thỏa thuận nhiều nhất với 2.200.000 cổ phiếu, với trị giá là 44,00 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 59.826.100 cổ phiếu (+17,79%), tổng giá trị đạt 658,15 tỷ đồng (+30,34%).
Trong số 393 cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX, có 178 mã tăng, 80 mã giảm, 49 mã đứng giá và 86 mã không có giao dịch. Trong đó có 44 mã tăng trần và 19 mã giảm sàn. Đáng chú ý về cuối phiên, có 24 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn, 33 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 8 mã tăng giá, 1 mã giảm và 1 mã đứng giá.
Mã KLS dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 9,09 triệu đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 11.300 đồng/cổ phiếu, tăng 700 đồng (+6,60%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 44,43% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng 31/10.
Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 1.105.500 cổ phiếu (46 mã) và bán ra 470.100 cổ phiếu (34 mã). (Đầu Tư Chứng Khoán 31/10)